Học trung cấp ngày càng được nhiều người quan
tâm, hướng tới để có việc làm ổn định trong tương lai hay theo đuổi nghề mình
yêu thích. Với nhiều ngành nghề được mở rộng, đáp ứng đúng nhu cầu xã hội và những
ưu điểm hơn hẳn so với việc học đại học, học trung cấp sẽ là con đường phù hợp
cho tất cả mọi người.
Ưu điểm gì khi học trung cấp
Hầu hết các khái cạnh như thời gian học, chi phí, công việc
sau khi ra trường… khi học trung cấp bạn đều có thể thấy được rõ rệt.
Với học đại học buộc các bạn phải tốt nghiệp hết bậc trung học
mới có thể học lên, 3 năm cấp III và 4 năm nữa để tốt nghiệp Đại học bạn mới có
thể ra trường bắt đầu xin việc. Xong học trung cấp bạn hoàn toàn có thể đăng ký
học ngay khi tốt nghiệp cấp II, nghĩa là học hết lớp 9 bạn đã có thể đi học
trung cấp, 2 tới 3 năm sau ra trường bạn có thể tự tin kinh nghiệm, kiến thức của
mình để xin việc.
Với những ngành nghề được thực hành tới 70%, gắn liền với
nhu cầu xã hội, bạn được cầm tay chỉ việc tiếp thu kiến thức, kinh nghiệm thực
thế ngay khi còn học trong trường. Vậy những ngành nghề nào sẽ giúp bạn có được
công việc dễ dàng nhất?
Học trung cấp ngành gì?
Hiện nay với hơn 400 ngành nghề được đào tạo ở hệ trung cấp
thì việc lựa chọn 1 nghề để theo đuổi là hoàn toàn dễ dàng với bạn.
– Học Trung cấp mầm non: Nghề giáo
viên mầm non chưa bao giờ hết sức nóng vì hiện tại số lượng giáo viên mầm non
thiếu khá nhiều ở các thành phố. Một nghề luôn được các bạn trẻ quan tâm nhất.
– Học trung cấp Công nghệ thông tin: Với sự bùng
nổ mạnh của công nghệ trong những năm gần đây thì những nghề như lập trình, thiết
kế phần mềm, tạo game… sẽ phát triển mạnh hơn nữa và yêu cầu nguồn nhân lực rất
lớn.
– Học nấu ăn, quản trị khách sạn… : Sự hội
nhập của nước ta vào nền kinh tế thế giới cũng kéo theo sự tăng trưởng mạnh của
ngành du lịch, với nhiều vùng du lịch nổi tiếng, được công nhận trên thế giới,
và tất nhiên sự tuyển dụng nhân lực trong ngành cũng tăng cao về các công việc
như đầu bếp, pha chế, nghiệp vụ khách sạn..
Và còn rất nhiều ngành nghề khác theo xu hướng của xã hội
cũng sẽ phát triển hơn như nghề sửa chữa, dịch vụ chăm sóc, may mặc… Nhưng cần
tìm hiểu xem bản thân mình yêu thích, đam mê những gì để có thể lựa chọn ngành
nghề học phù hợp, tạo thêm động lực, say mê để theo đuổi ngành nghề đó bạn nhé!
Nguyên tắc và các bước chọn ngành, chọn trường phù hợp
Các yếu tố tác động tới việc lựa chọn nghề: Sở thích
- năng lực - nhu cầu xã hội
5 Nguyên tắc khoa học trong chọn ngành, chọn nghề:
♦ Nguyên tắc 1: Chỉ nên chọn nghề phù hợp với sở thích và hứng thú của bản thân.
♦ Nguyên tắc 2: Chỉ nên chọn nghề mà bản thân có đủ điều kiện đáp ứng:
♦ Nguyên tắc 1: Chỉ nên chọn nghề phù hợp với sở thích và hứng thú của bản thân.
♦ Nguyên tắc 2: Chỉ nên chọn nghề mà bản thân có đủ điều kiện đáp ứng:
- Năng
lực đáp ứng được các yêu cầu của nghề nghiệp.
- Tính
cách phù hợp với tính chất của lao động của nghề nghiệp.
- Sức
khoẻ phù hợp, đảm bảo với cường độ lao động và tính chất lao động.
- Điều
kiện, hoàn cảnh gia đình đáp ứng được chi phí đào tạo, nuôi dưỡng nghề….
♦ Nguyên tắc 3: Chỉ chọn ngành, chọn nghề
khi đã có hiểu biết đầy đủ về ngành/nghề.
♦ Nguyên tắc 4: Không chọn nghề mà xã hội không còn nhu cầu.
♦ Nguyên tắc 5: Chọn nghề đáp ứng được những giá trị mà bản thân coi là quan trọng và có ý nghĩa.
♦ Nguyên tắc 4: Không chọn nghề mà xã hội không còn nhu cầu.
♦ Nguyên tắc 5: Chọn nghề đáp ứng được những giá trị mà bản thân coi là quan trọng và có ý nghĩa.
3 Câu hỏi cần đặt ra khi bạn chọn ngành, chọn nghề
♥ Tôi thích ngành gì, nghề gì? => khi bạn có đam mê, hứng thú với công việc, bạn sẽ theo đuổi, vượt qua khó khăn và thành công với nó.
♥ Tôi làm được nghề gì? => thích thôi chưa đủ, bạn thích nhưng thiếu năng lực, tính cách, thể chất… không cho phép bạn làm nghề đó thì cũng không thể làm được nghề đó.
♥ Tôi cần làm nghề gì? => thích và có năng lực nhưng lựa chọn nghề xã hội không còn nhu cầu nhân lực thì cũng khiến cho người chọn gặp khó khăn về đầu ra.
Tổng hợp được cả 3 câu hỏi này, học sinh sẽ có được ngành, nghề tối ưu nhất cho bản thân.
4 bước để lựa chọn ngành, chọn trường.
♣ Bước 1: Liệt kê các ngành nghề bản thân yêu thích (trả lời câu hỏi “tôi thích ngành nghề gì?”)
Hãy lập danh sách ngành nghề biết và có hứng thú, yêu thích theo thứ tự ưu tiên, mỗi ngành nghề cũng cần xác định các yêu tố: công việc, cơ hội thăng tiến, môi trường làm việc, thu nhập, tính chất công việc, uy tín xã hội.
♣ Bước 2: Tìm hiểu ngành nghề.
Từ các ngành nghề đã liệt kê theo sở thích, hứng thú hãy tìm hiểu về các nghề đó, các yêu cầu của từng ngành nghề: đầu vào, đầu ra của ngành; năng lực, tính cách, điều kiện lao động, nhu cầu xã hội. Từ đó tìm ra các điểm chung của ngành nghề và khả năng của bản thân.
♣ Bước 3: Chọn nghề
Dựa trên danh sách đã được liệt kê hãy xác định ngành, nghề phù hợp với bản thân theo các yếu tố:
- Ngành, nghề bản thân yêu thích:
o Nội dung công việc
o Điều kiện lao động
o Giá trị và ý nghĩa đối với bản thân
o Các cơ hội phát triển
- Ngành nghề bản thân có băng lực đáp ứng
o Sức khoẻ, tính cách
o Năng lực học tập, năng lực làm việc
o Điều kiện gia đình.
♣ Bước 4: Lựa chọn trường/hệ đào tạo
Dựa trên ngành nghề đã lựa chọn xem ngành nghề đó thuộc lĩnh vực nào và có những nơi nào đào tạo ngành nghề đó. Hiện nay hầu hết các ngành nghề đều được đào tạo từ sơ cấp tới trung cấp, cao đẳng, đại học do đó trước khi lựa chọn trường cần xác định hệ đào tạo phù hợp với bản thân: học nghề, trung cấp, cao đẳng, đại học. Sau khi xác định hệ đào tạo thì sẽ xác định lựa chọn trường đào tạo.
Lập danh sách các trường đào tạo theo hệ đã lựa chọn: Công lập, dân lập, điểm chuẩn, chỉ tiêu, uy tín, địa điểm, học phí, ưu đãi quyền lợi cho người học...
Những kỹ năng cần thiết cho giáo viên sư phạm mầm non tương lai
+ Nắm chắc kỹ năng sư phạm mầm non bắt buộc:
Biết đọc diễn cảm những bài thơ, câu truyện, biết hát, múa,
làm đồ chơi…. là những điều cơ bản đầu tiên mà những giáo viên mầm non được dạy
khi đang là học sinh của Trường
Trung cấp Hồng Hà Cần Thơ. Đây là những kỹ năng bắt buộc phải
thành thạo khi các em trở thành giáo viên Sư phạm mầm non.
+ Được học những kỹ năng giao tiếp và ứng xử với trẻ nhỏ:
Một người giáo viên sư phạm mầm non tốt, có chuyên môn và
yêu nghề là người được trẻ nhỏ luôn luôn yêu mến. Bạn sẽ được các giáo viên tâm
huyết chia sẻ những kinh nghiệm thực tế đồng thời các bạn được hướng dẫn cách học
tập chủ động để từng bước trau dồi kiến thức và hoàn thiện hơn nữa kỹ
năng ứng xử và giao tiếp với trẻ nhỏ.
+ Kỹ năng giao tiếp với đồng nghiệp và phụ huynh học
sinh:
Thiết lập mối quan hệ thân thiện cùng động nghiệp cũng là điều
rất quan trọng đối với giáo viên mầm non. Những mối quan hệ đồng nghiệp tốt đẹp
sẽ giúp cho công việc trở nên nhẹ nhàng, sẽ làm cho bản thân họ thấy yêu nơi mà
mình công tác gắn bó hơn, bạn sẽ làm việc hiệu quả hơn và hơn tất cả là bạn sẽ
thấy yêu con trẻ hơn. Bạn được học những kỹ năng giao tiếp một cách chuẩn mực
không phải để bằng mọi giá đạt được mục đích mà cao hơn đó là bạn biết đặt
lợi ích của con trẻ như: muốn các em thích nghi nhanh hơn với môi trường bạn mới,
lớp mới, cô giáo mới và giúp các em có thể phát huy khả năng tốt nhất qua cách
giao lưu trao đổi để tìm hiểu và chia sẻ thông tin về các con với các bậc phụ
huynh. Điều đó sẽ giúp bạn hiểu hơn về tính cách của từng trẻ nhỏ, đó
chính là chìa khóa của sự thành công bắt nguồn từ sự yêu thương.
+ Được học kỹ năng soạn giáo án và tổ chức các trò chơi
cho trẻ em:
Với nghề sư phạm mầm non không chỉ là sáng
đến lớp rồi tối đi về mà còn đòi hỏi những giáo viên mầm non phải soạn trước
giáo án kỹ càng, hoạt động cụ thể cho các con từng ngày để trẻ không thấy nhàm
chán và giúp trẻ phát triển tốt một cách toàn diện. Là một giáo viên sư phạm giỏi
cần phải biêt cách đổi mới cách giảng dạy mỗi ngày.
+ Kỹ năng y tế, sơ cứu và hướng dẫn trẻ khi có tai nạn xảy
ra:
Mỗi giáo viên mầm non cần phải biết cách dạy cho trẻ làm gì
khi gặp nạn và bản thân biết làm gì, sơ cứu như nào cũng là điều rất cần thiết
mà mỗi giáo viên mầm non cần nắm vững.
+ Biết nắm bắt, sử dụng thành thạo máy tính:
Hiện nay, việc lên kế hoạch giảng dạy, soạn giáo án hầu hết
được thực hiện trên máy vi tính, những kỹ năng cơ bản sẽ giúp bạn tiết kiệm được
thời gian trong công việc.
Ngoài những kỹ năng mà Trường Trung cấp Hà Nội đã nêu sơ
qua, để trở thành một cô giáo mầm non giỏi, chuyên môn cao, mỗi giáo viên cần
có ý thức học tập, bồi dưỡng trau dồi kiến thức, tham gia các khóa học bồi dưỡng ngành sư phạm mầm
non của nhà trường để nâng cao trình độ bản thân bắt kịp với sự
phát triển không ngừng của đất nước trước xu thế hội nhập.
Trong những năm gần
đây, thị trường lao động cho thấy hầu hết các HSSV khi mới ra trường thì tỉ lệ
có việc làm rất thấp. Bên cạnh vấn đề về kiến thức chuyên ngành còn một số thiếu
thốn nhất định, lý do quan trọng phải kể đến đó chính là việc thiếu các kỹ năng
mềm cần thiết để hòa nhập và thành công trong công việc.
Suốt quá trình học
phổ thông cũng như trong các bậc học khác, thầy cô dạy cho HSSV rất nhiều kiến
thức từ các công thức toán học giản đơn đến những kiến thức kinh tế, kỹ thuật tầm
cao. Không phủ nhận kiến thức ở trường học mang tính chất tư duy và rèn luyện
cho HSSV, nhưng với tốc độ công nghệ thông tin như hiện nay, việc học các kiến
thức tại trường học trở nên quá ít ỏi. Và việc trang bị thêm các kỹ năng để tìm
hiểu các kiến thức mới trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Khái quát
về kỹ năng mềm:
Kỹ năng mềm
(soft skills): là thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ năng quan trọng trong cuộc sống
con người, thường không được học trong nhà trường, không liên quan đến kiến thức
chuyên môn, không thể sờ nắm, càng không phải là kỹ năng cá tính đặc biệt
mà phụ thuộc chủ yếu vào cá tính của từng người. Nhưng, kỹ năng mềm lại quyết định
bạn là ai, làm việc thế nào, là thước đo hiệu quả cao trong công việc.
Có những bạn
sinh viên năng động, tự tìm kiếm các cơ hội để học tập trau dồi các kỹ năng mềm
cho bản thân. Nhưng phần nhiều các bạn HSSV chưa biết đến kỹ năng mềm cũng như
chưa nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của kỹ năng mềm trong cuộc sống
ngày nay nên chỉ nghĩ rằng học thật giỏi là đủ và chắc chắn sẽ thành công khi
vào đời. Quan điểm này không sai nhưng chưa đủ, bạn học giỏi chuyên môn
nhưng chưa chắc bạn có thể thích ứng nhanh với công việc hay sự thay đổi về
“môi trường” cuộc sống. Bạn có thành tích học tập mà ai nhìn vào cũng thật
đáng nể nhưng chưa chắc đã có được cảm tình với nhà tuyển dụng, đó là bạn đã thiếu
một yếu tố quan trọng: “kỹ năng mềm”. Bạn học không xuất sắc, nhưng bạn luôn mạnh
dạn, tự tin trong bất kỳ tình huống thay đổi nào và bạn luôn đạt được kết
quả tốt nhất, đó là bạn đã có kỹ năng mềm.
Thực tế cho
thấy kỹ năng cứng tạo tiền đề và kỹ năng mềm tạo nên sự phát triển. Người thành
đạt chỉ có 25% là do những kiến thức chuyên môn, 75% còn lại được quyết định bởi
những kỹ năng mềm họ được trang bị. Chìa khóa dẫn đến thành công thực sự
là bạn phải biết kết hợp cả hai kỹ năng này một cách khéo léo.
Một số kỹ
năng mềm đã và đang được giảng dạy tại Trường Trung cấp Hồng Hà Cần Thơ
1. Kỹ năng giao
tiếp
2. Kỹ năng sống
3. Kỹ năng giải
quyết vấn đề
4. Kỹ năng làm việc
nhóm
5. Kỹ năng tiếp
nhận thông tin và truyền đạt thông tin
6. Kỹ năng thuyết
tình
7. Kỹ năng viết
CV tìm việc và trả lời phỏng vấn tuyển dụng
Qua việc học tập
và rèn luyện kỹ năng mềm HSSV sẽ hình thành nên những kiến thức, kỹ năng và
thái độ như:
1. Biết cách làm việc nhóm, hòa nhập vào tập thể và có tinh
thần đồng đội.
2. Rèn luyện sự nhạy bén, sự tự tin, vững vàng trong giao tiếp.
3. Suy nghĩ lạc quan, tư duy tích cực và sáng tạo trong học
tập cũng như công việc.
4. Phát huy tối đa điểm mạnh của bản thân từ đó có thể phát
triển bản thân một cách nhanh nhất và tốt nhất.
5. Định hướng công việc của mình, biết cách soạn hồ sơ xin
việc và trả lời các câu hỏi phỏng vấn của nhà tuyển dụng, từ đó HSSV có đủ khả
năng và tự tin khi đi xin việc làm.
6. Hướng dẫn SV cách tự học, tự nghiên cứu, tìm kiếm tài liệu.
7. Phát huy điểm mạnh của từng SV đồng thời giúp các em khắc
phục điểm yếu của bản thân, từ đó các em có thể tự nhận thức được bản thân – lạc
quan hơn và sáng tạo hơn.
Kỹ năng mềm cần được nghiêm túc nhìn nhận là một quá trình
tích lũy. Các bạn sinh viên dựa trên những khả năng của bản thân, mục tiêu
trong tương lai để xây dựng lộ trình rèn luyện các kỹ năng qua mỗi năm học, từ
đó đến khi ra trường các bạn sẽ tự tin với năng lực của mình cùng với bộ hồ sơ
xin việc hoàn hảo. Học tập và rèn luyện kỹ năng mềm không chỉ có ý nghĩa thiết
thực với các bạn HSSV mà còn là cơ hội để đội ngũ giáo viên giảng dạy kỹ năng mềm
được nâng cao kiến thức chuyên môn, cũng như có được một môi trường để phát huy
kỹ năng của bản thân.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét